Khởi động tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, nay chuyến Sài Gòn – Đà Lạt chỉ mất 3 tiếng

Được biết, bộ GTVT, UBND tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng đang kiến ​​nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhằm mục đích thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng). Đây là dự án thứ 2 của dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Dự kiến nếu đường cao tốc hoàn thiện và đi vào hoạt động. Thì thời gian di chuyển Sài Gòn – Đà Lạt sẽ rút ngắn thời gian chỉ còn 3 tiếng. Thay vì mất trên 6 tiếng như hiện nay.

Tuyến cao tốc – nối liền giao thương, thúc đẩy kinh tế đôi bên có lợi

Trong ngày 12/3, đại diện Bộ Giao thông Vận tải thông tin, Ban quản lý dự án Thăng Long đã trình Bộ xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Trước đó một tuần, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã kiến ​​nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến cao tốc Tân Phú (thuộc tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (thuộc tỉnh Lâm Đồng). Đây là 2 tuyến cao tốc thuộc dự án xây dựng đường cao tốc nối liền Dầu Giây – Liên Khương. Theo ước tính, nhờ tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú và Tân Phú – Bảo Lộc. Không chỉ giúp rút ngắn còn một nửa thời gian di chuyển. Mà qua đó cũng góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội giữa 2 địa phương này.

Quy mô tuyến cao tốc

Trên thực tế, tuyến đường Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) có hành trình dải 67 km. Đi qua tỉnh Đồng Nai – huyện Tân Phú khoảng 11km, tỉnh Lâm Đồng khoảng 56 km. Điểm cuối của cao tốc là tại km126. Giao với đường Nguyễn Văn Cừ thuộc thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Được biết, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có mức đầu tư giai đoạn 1 (Dầu Giây – Tân Phú) lên tới hơn 16.000 tỉ đồng. Còn giai đoạn 2 (Tân Phú – Bảo Lộc) tiêu tốn gần 19.500 tỉ đồng. Đặc biệt, nếu tuyến cao tốc đi vào hoạt động sẽ giúp thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng. Qua đó giảm tải lượng xe cho quốc lộ 20. Cũng như rút ngắn khoảng cách di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt chỉ còn 3 tiếng. Ngoài ra còn góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội rất lớn giữa 2 vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên phát triển.

Thật vậy, với những tín đồ yêu thích Đà Lạt chắc hẳn đều rất mong chờ ngày cao tốc chính thức khởi động. Giao thông bất tiện, đi lại tiêu tốn nhiều thời gian,… sẽ không còn là rào cản khiến nhiều người băn khoăn mỗi khi có dự định du lịch Đà Lạt. Cùng chờ ngày cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi vào hoạt động thôi nào!

Đừng quên chia sẻ trải nghiệm của bạn tại group Happy Day Đà Lạt và Đà Lạt Ơi. Đặc biệt nhớ theo dõi https://reviewdalat.com/ thường xuyên để không bỏ lỡ tin tức và cập nhật xu hướng mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *