Nếu là một tín đồ mê xê dịch thứ thiệt, khi đến Đà Lạt đừng quên trải nghiệm 6 cung đèo dưới đây. Đảm bảo mang đến cho bạn vô vàn kỉ niệm tuyệt vời.
Đèo Prenn
Được mang tên thác Prenn xinh đẹp nổi tiếng của xứ sở ngàn hoa. Cung đèo này cũng là một trong những đoạn đèo đẹp. Đèo Prenn nổi bật nhờ được con thác. Uốn lượn với rừng thông bạt ngàn bao quanh tạo nên cảnh vật nên thơ. Thế nhưng đồng thời cũng có những khúc cua vô cùng hiểm trở như thách thức những người chinh phục.
Với độ dài 11km và cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10km. Đèo Prenn càng đi sâu du khách sẽ càng cảm nhận được không khí mát mẻ và yên bình với những sắc hoa dịu dàng đằm thắm của hoa mai đào nở rộ.
Đèo Mimosa
Mang tên một loài hoa với sắc vàng rực rỡ Mimosa. Đây là một loài hoa đặc trưng của Thành Phố Đà Lạt. Đèo Mimosa được xem như là cung đường đèo hiểm trở ở Đà Lạt trước khi du khách tiến vào trung tâm thành phố. Với 2 tông màu vừa rực rỡ vừa mát mắt của loài hoa Mimosa và dã quỳ hai bên đường. Hòa cùng với màu xanh của rừng thông tạo nên vẻ đẹp mộc mạc hoang sơ nhưng lại vô cùng quyến rũ. Đây là đoạn đèo thơ mộng rất được yêu thích và tạo nhiều cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia.
Đèo Chuối
Đèo Chuối là đoạn đèo đầu tiên mà du khách phải đi qua khi muốn tới xứ sở ngàn hoa. Về cái tên đèo thì có lý giải là do trước đây nơi này có rất nhiều chuối nên được đặt tên là đèo Chuối. Cũng có suy đoán rằng do cấu tạo của đèo khiến cho ai đi qua con đèo này càng lên cao thì người sẽ càng “chúi” về phía sau nên được gọi là đèo Chúi về sau đọc trại thành đèo Chuối như ngày nay.
Điểm dễ dàng nhận thấy khi lên đến đèo này là cảm giác mát lạnh. Vì đã tới được cao nguyên với những rừng cây bát ngát và những bụi hoa dại mọc ven đường. Với đoạn đường đèo dài 4km cao hơn mặt nước biển 350m. Đèo chuối là cung đèo hiểm trở ở Đà Lạt khiến những ai mê xê dịch thích thú
Đèo Omega
Đây là cung đèo dài nhất Việt Nam với 33km uốn lượn từ huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Kéo dài cho đến huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Cung đèo này đẹp đến nỗi dân phượt thường phải chọn cả combo Sài Gòn – Đà Lạt – Nha Trang để ít nhất một lần được lả lướt trong quan cảnh như chốn Bồng Lai mà cung đèo này mang lại.
Nếu bắt đầu từ Khánh Hòa, bạn chỉ cần đến ngã ba Thành của huyện Diên Khánh. Sau đó hỏi thăm đường lên Đà Lạt, sẽ được người dân hướng dẫn nhiệt tình. Hệ thống cầu cống, mương nước, rào chắn, gương lồi, vạch vôi, biển báo giao thông đã sẵn sàng. Vì vậy bạn có thể yên chí chạy xe theo chỉ dẫn là chắc chắn an toàn. Những con dốc cao bắt đầu xuất hiện, sương mù dày đặc. Những chiếc xe nối đuôi nhau, chầm chậm, vận tốc chỉ còn khoảng 20 km/h. Có những đoạn cua gấp như khuỷu tay, vực dù chắn rào nhưng đòi hỏi bạn phải vững tay lái và tinh thần ổn định.
Đèo Sông Pha (Ngoạn Mục)
Giữ vai trò như cầu nối giữa Phan Rang và Đà Lạt. Đèo Sông Pha có chiều dài khoảng 20km hơn, có độ dốc nghiêng khoảng 9 độ. Có độ cao thấp nhất ở 200m và đỉnh đèo đến gần 1000m. Riêng đối với khách du lịch, đây là một trong những điểm du lịch Đà Lạt – Phan Rang tuyệt vời nhất, thi vị nhất. Thế nhưng cũng ẩn chứa đầy hiểm nguy. Có rất nhiều du khách đã bị mê hoặc bởi cung đường này. Thế nên hàng năm đều thực hiện những chuyến đi vượt đèo. Vừa để thưởng ngoạn cảnh quan hùng vỹ. Vừa như chinh phục chính mình trước thách thức của thiên nhiên.
Đèo Gia Bắc
Nằm trên quốc lộ 28 nối 2 thành phố du lịch là Đà Lạt và Phan Thiết. Đèo Gia Bắc có nhiều đoạn chỉ vừa đủ một làn xe cho cả hai chiều nhưng phong cảnh cực hữu tình, hoang sơ. Tại đỉnh đèo thường có sương mù vào buổi sớm mai hay những ngày không nắng. Bay lập lờ ngang tầm xe chạy, gần giống như Sapa. Giữa đèo là trung tâm xã Gia Bắc với những thôn xóm của người K’Ho cư ngụ trong những ngôi nhà nhỏ nhắn ven đường.
Với đỉnh cao nhất chừng 800m so với mực nước biển. Đèo Gia Bắc hiểm trở với khoảng trên chục km đường đèo dốc quanh co liên tiếp. Cua nối tiếp cua, vực nối tiếp vực thẳm. Hết cua trái lại cua phải, có nhiều đoạn cua rất gấp. Tuy nhiên do đường ít xe nên không quá nguy hiểm. Điểm hấp dẫn của đèo Gia Bắc ngoài sự hiểm trở và các khúc cua chính là thiên nhiên hoang sơ gần như còn nguyên vẹn. Con đường độc đạo cheo leo có khi nằm giữa hai vách núi cây rừng phủ bóng. Có khi mở ra cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi non với vực thẳm hun hút một bên, vách núi dựng đứng một bên.
Đèo Bảo Lộc (đèo Ba Cô)
Đây là cung đèo nguy hiểm nhưng cũng đẹp bậc nhất ở Đà Lạt. Đèo Bảo Lộc dài 10km với độ cao 960m so với mực nước biển. Đèo nằm trên quốc lộ 20 theo hướng tây nam của thành phố Bảo Lộc, cách đèo Chuối khoảng 20km.
Với 107 khúc cua gấp, đường đi dốc, ngoằn ngoèo.Hơn thế khung cảnh âm u, hoang dã, cung đường này như một sợi dây thừng uốn quanh núi đá. Chưa kể cheo leo một bên là vách núi thẳng đứng, một bên là vực sâu thẳm. Nhưng có lẽ càng khó khăn thì càng thử thách sự chinh phục của các phượt thủ. Đây quả là một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đi du lịch bụi Đà Lạt. Mỗi khúc cua, mỗi đoạn đường như một bức tranh thiên với những thảm hoa rực rỡ. Hơn thế, cây rừng xanh tươi, núi non hùng vĩ và những thác nước xa xa sẽ cho bạn đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Đừng quên chia sẻ trải nghiệm của bạn tại group Happy Day Đà Lạt và Đà Lạt Ơi. Đặc biệt nhớ theo dõi https://reviewdalat.com/ thường xuyên để không bỏ lỡ tin tức và cập nhật xu hướng mới nhất nhé!